Cơ sở y tế

Chất lượng cao

Tư vấn miễn phí

0914.851.551

Cơ sở y tế

Chất lượng cao

Tư vấn miễn phí

0914.851.851

Tìm hiểu về bệnh u máu

  1. Bệnh u máu là gì :

– U máu là khối u mạch lành tính thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh.

– U máu là vết bớt màu đỏ tươi xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc vài tuần đầu sau sinh. 90% các trường hợp bệnh tự thoái lui sau 9 tuổi.

– Bệnh có thể thấy ở tất cả các vùng trên cơ thể nhưng thường gặp ở trên mặt, da đầu,, ngực hoặc lưng.

  1. Đối tượng nguy cơ bị bệnh u máu:

– Một số yếu tố nguy cơ :

+ Trẻ gái

+ Trẻ da trắng

+ Trẻ sinh non

+ Trẻ nhẹ cân so với tuổi thai

+ Tuổi mẹ khi sinh cao.

+ Gia đình có tiền sử u máu sơ sinh.

– Bệnh thường gặp ở người da trắng (gấp 10-12 lần so với người châu Á và châu Phi), nữ thường gặp hơn nam (tỷ lệ 3/1).

  1. Nguyên nhân u máu:

– Từ phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai

– Do nhiễm virus gây u nhú trên người ( Human Papuloma) gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu.

– Do nội tiết : người ta thấy nồng độ cao của 17- Beta Estradiol ở trẻ u máu

– Heparin do các dưỡng bào tiết ra gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng ở các trẻ u máu.

  1. Các đặc trưng của bệnh u máu:

Giai đoạn tăng sinh (sau sinh đến 6 tháng tuổi)

– Tổn thương tiến triển nhanh, gồ cao trên mặt da trong vòng 4 tuần đầu sau sinh.

– U máu có kích thước trung bình từ 0.5 – 5cm, có thể lên đến 20cm đường kính.

– Tùy thuộc vào kích thước và độ sâu mà chia làm 3 loại u máu:

+ U máu  mao mạch.

+ U máu dạng hang.

+ U máu hỗn hợp.

Giai đoạn ổn định :

Sau giai đoạn tăng sinh , u máu dần ổn định cả kích thước và dấu hiệu lâm sàng, kéo dài đến tháng 18-20.

Giai đoạn thoái lui (sau 1 tuổi)

– Giai đoạn này có thể xảy ra sớm vài tháng sau sinh hoặc muộn 2-3 năm sau sinh. Tổn thương có thể trở nên nhạt màu, mềm dần và thường có đặc điểm thoái lui từ trung tâm ra phía ngoại vi

– Với tổn thương thoái lui muộn, đa số các trường hợp có thể để lại biến đổi trên da vĩnh viễn như giãn mạch nông, sẹo nhỏ, sẹo teo da, giảm sắc tố hoặc thừa da.

– Thường 50% thoái lui dần sau 5 năm, khoảng 70% sau 7 năm và gần 100% sau 9 năm mà không cần can thiệp gì.

  1. Bệnh u máu có lây truyền không:

– U máu là bệnh lý không lây truyền.

  1. Bệnh u máu có nguy hiểm không:

– Bệnh u máu mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng gây nên nhưng vấn đề nhất định đối với sức khỏe :

+ U máu loét: xảy ra khoảng 10% với tuổi trung bình là 4 tháng, đặc biệt là những tổn thương vùng môi, vùng hậu môn sinh dục hoặc vùng nếp gấp, hoặc những vùng cọ sát nhiều, nhiễm khuẩn.

+U máu quanh mắt gây ảnh hưởng đến thị giác, giảm thị lực, cản trở tầm nhìn, thậm chí còn gây loạn thị, lác mắt.

+ U máu đầu mũi, nhân trung, môi gây biến dạng cấu trúc mặt.

+ U máu ở ngực có thể ảnh hưởng đến quầng vú

+ U máu nội tạng : nguy cơ có u máu nội tạng khi có trên 5 tổn thương u máu ngoài da, có thể có những biến chứng về đường thở gây thở khó hoặc rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,bụng to, gan to đối với những u máu trong các hội chứng bệnh lý.

  1. Các biện pháp chuẩn đoán u máu:

– Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sự tiến triển của 3 giai đoạn qua theo dõi, thăm khám lâm sàng. 1 số phương pháp chẩn đoán xác định bao gồm:

+ Siêu âm có thể giúp chẩn đoán u máu lớn

+ Chup cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp

+ Chụp mạch nên được chỉ định khi cần nút mạch

+ Sinh thiết : thường không cần thiết.

  1. Điều trị u máu:

– Các u máu nhỏ thường không cần điều trị vì có thể tự biến mất.

– Việc điều trị thường được chỉ định trong các trường hợp gây chảy máu nhiều, ảnh hưởng đến các chức năng sống.

– Các biện pháp điều trị thường được áp dụng, bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật đối với các u máu lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

– Ngoài ra u máu còn có thể được điều trị bằng 1 số loại laser như laser màu xung PDL( laser hiệu quả nhất trong điều trị u máu hiện nay), laser Nd YAG xung dài ( không được sử dụng phổ biến như laser PDL), laser Argon ( ít được sử dụng trên lâm sàng) , laser CO2 ( hiện nay ít dùng vì để lại sẹo)

– Nút mạch: hiếm dùng, chỉ dùng khi tổn thương nội tạng lớn sau thất bại điều trị bằng thuốc.

– Điều trị tốt nhất hiện nay là phối hợp các loại Laser, các công nghệ trong 1 liệu trình điều trị.

Tại Phòng khám Da liễu Thẩm Mỹ Dr.Nguyễn Liệu trình điều trị u máu 8-10 lần trị liệu, khoảng cách giữa hai lần điều trị 4-6 tuần, bệnh có thể hết 80-100%, quá trình điều trị hoàn toàn không đau và chắc chắn không để lại sẹo.

Cảm nhận

Khách hàng

Đến với Thẩm mỹ viện Dr.Nguyễn, chị Tuyết Nga đã được các bác sĩ thăm khám tình trạng da cụ thể và tư vấn lựa chọn phương pháp trị nám bằng Laser Toning kết hợp công nghệ mesotherapy. Kết quả là chỉ sau 1 liệu trình thực hiện, các đốm nám da xấu xí đã được biến mất mang lại cho chị Tuyết Nga làn da sạch nám, mịn màng tươi sáng đầy sức sống
02/07/2021

"Tôi biết đến TS BS Nguyễn Thế Vỹ qua 1 người giới thiệu, tôi bị bớt bẩm sinh Ota và tôi biết Bs Vỹ là chuyên gia trong lĩnh vực này. Qua 9 buổi điều trị bớt của tôi đã hết hoàn toàn.  Tôi rất hài lòng với kết quả trị liệu, cám ơn Dr.Nguyễn, cám ơn Bs Vỹ, nếu không có Bs Vỹ tôi sẽ phải tự ti với khuôn mặt mình suốt cả cuộc đời."

"Tôi bị nám đã 11 năm, chữa nhiều nơi không khỏi, tìm hiểu trên mạng tôi được biết TS BS Nguyễn Thế Vỹ là chuyên gia 20 năm trong lĩnh vực này nên tôi đã đến gặp BS Vỹ. Sau 8 buổi trị liệu, nám của tôi đã cải thiện > 80%,  tôi vui lắm và thật lòng cám ơn BS Vỹ, cám ơn Dr.Nguyễn rất nhiều, chắc chắn tôi sẽ giới thiệu bạn bè đến với Dr.Nguyễn"

13/07/2021