I. Lão hóa da
Lão hóa da là khái niệm chỉ tình trạng da biến đổi tồi tệ dần theo thời gian. Cũng như các mô, cơ quan các của cơ thể, da cũng lão hóa dần theo tuổi. Từ khoảng 25 tuổi, da bắt đầu lão hóa với biểu hiện đầu tiên là những nếp nhăn, những nếp nhăn này ngày càng sâu và xuất hiện nhiều. Ngoài ra, có thể thấy sự “thiếu hụt” khối lượng da, da mỏng hơn, nhão và chảy xệ.
1. Biểu hiện
Lão hóa da biểu hiện trên cả 2 phương diện màu sắc và cấu trúc da:
Màu sắc:
Xuất hiện các đốm tăng sắc tố (đồi mồi, sạm da,…), xen lẫn những đốm giảm sắc tố, nhất là ở tay
Cấu trúc:
Nếp nhăn: nếp chân chim, nếp nhăn trán, nếp cau mày,…ban đầu là các nếp nhăn động, sau thành các nếp nhăn tĩnh.
Sự “thiếu hụt” khối lượng da: biểu hiện bằng các nếp, rãnh trở nên sâu, hõm má sâu, da chùng, chảy xệ,…
Giảm/mất độ săn chắc, đàn hồi da. Da nhẽo, nhăn nheo.
Các tổn thương khác của da lão hóa:
Da khô, dễ bị tổn thương, khả năng tái tạo da kém,…
2. Cơ chế
– Thượng bì: Tái tạo tế bào chậm, da giảm khả năng tự sửa chữa, tự làm lành nên dễ bị tổn thương, đặc biệt là tổn thương do bức xạ mặt trời.
– Trung bì: Giảm cả collagen và elastin dẫn đến da bị giảm đàn hồi, trở nên mỏng hơn, nhăn nheo và chùng. Giảm HA dẫn đến da khô, thiếu nước, hình thành các nếp nhăn. Giảm mạch máu và oxy cung cấp cho da làm cho da kém tươi trẻ.
– Hạ bì: Giảm mô đệm làm cho da bị “thiếu hụt” khối lượng, trở nên mỏng hơn và chảy xệ, hõm má sâu,…
3. Căn nguyên
– Nội sinh:
- Hormon: thiếu hụt estrogen.
- Giấc ngủ.
- “Dinh dưỡng’ cho da kém (máu và oxy).
- Di truyền/ chủng tộc: Type da I, II dễ bị lão hóa hơn type da IV, V.
– Ngoại sinh:
- Bức xạ mặt trời.
- Khói bụi, môi trường ô nhiễm.
- Các chất kích thích: bia, rượu, đặc biệt là thuốc lá do có nhiều gốc tự do.
- Dinh dưỡng: chế độ ăn ít rau, quả.
- Chăm sóc da không phù hợp.
II. Chống lão hóa da
Chống lão hóa da là các biện pháp nhằm làm chậm lại, đẩy lùi hoặc cải thiện tình trạng da lão hóa.
Có rất nhiều cách để cải thiện da lão hóa.
1. Chiến lược chống lão hóa da
Chăm sóc thẩm mỹ | 1. Chăm sóc da hàng ngày.
2. Bảo vệ , chống nắng đúng cách. 3. Thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn. |
Tại chỗ | Ø Chất chống oxy hóa.
Ø Tái tạo tế bào. |
Thủ thuật xâm lấn | · Lột da bằng hóa chất.
· Chiếu đèn. · IPL · Laser xâm lấn và không xâm lấn. · RF. · Tiêm chất sinh học và trẻ hóa. · Điều trị nếp nhăn động. · Nếp nhăn tĩnh. · Phục hồi sự thiếu hụt mô đệm và khối lượng da. |
Toàn thân | o Hormon thay thế.
o Chất chống oxy hóa. |
Tránh các yếu tố ngoại sinh của lão hóa da, điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt | ü Bức xạ mặt trời.
ü Hút thuốc. ü Khói bụi. ü Stress. ü Chế độ dinh dưỡng hợp lý. ü Hoạt động thể chất. ü Kiểm tra và kiểm soát tình trạng sức khỏe toàn thân. |
Như vậy, các kem dưỡng chống lão hóa sẽ sử dụng những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa hoặc tái tạo tế bào.
2. Các hoạt chất chống lão hóa da
STT | Hoạt chất | Cơ chế | Bào chế |
1 | Vitamin C | Chống oxy hóa | 5-15% |
2 | Vitamin E | 2-20% | |
3 | Retinol (Vitamin A) | 0,05% | |
4 | Peptide | ||
5 | Niacinamide (Vitamin B3) | 5% | |
6 | Coenzyme Q10 | 5% | |
7 | Chiết xuất trà xanh | ||
8 | Chiết xuất hạt nho | ||
9 | Hydroxy acid (AHA, BHA) | Tái tạo tế bào | AHA 10-20%
BHA <2% |
III. Sử dụng kem dưỡng chống lão hóa
1. Lựa chọn sản phẩm phù hợp
– Dạng bào chế: dạng lotion, serum cho vùng da mỏng, da dầu dễ bị mụn, mùa hè; dạng cream cho vùng da dày, da khô, mùa đông.
– Hoạt chất chống lão hóa: Chất tái tạo tế bào có nguy cơ gây kích ứng da, vì vậy không dùng cho da nhạy cảm, đang bị kích ứng.
2. Điều trị phối hợp
– Kem chống nắng là yêu cầu bắt buộc.
– Kem dưỡng ẩm nên được phối hợp cùng để đạt hiệu quả tối đa. Hơn nữa, da khô thiếu nước cũng có thể là 1 biểu hiện của da lão hóa.
– Cải thiện các yếu tố ngoại sinh:
+ Chăm sóc da đúng cách.
+ Ngủ đủ giấc.
+ Tránh stress.
+ Tập luyện và dinh dưỡng hợp lý.
+ Tránh mọi chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.
3. Lưu ý
– Kem dưỡng thuộc nhóm mỹ phẩm, không cần kê đơn nên hiệu quả từ từ. Cơ chế của lão hóa da có sự biến đổi cả 3 lớp của da nên kem dưỡng không thể ngấm sâu để cải thiện cả cấu trúc da. Vì thế, kem dưỡng chống lão hóa chỉ có hiệu quả cải thiện phần nhỏ và không thể thay thế cho các phương pháp điều trị.
– Thường mỗi sản phẩm chỉ dùng 1 nhóm hoạt chất chính, chưa có chứng minh nào chỉ ra rằng việc phối hợp 2 hoặc 3 thành phần trong cùng 1 sản phẩm sẽ hiệu quả hơn 1 thành phần. Tuy nhiên, có 1 số sản phẩm phối hợp vitamin C và vitamin E, do vitamin E có tác dụng chống oxy hóa yếu hơn cả, và sự phối hợp trên được chứng minh là hiệu quả chống oxy hóa hơn hẳn khi dùng đơn lẻ từng hoạt chất trên.