Cơ sở y tế

Chất lượng cao

Tư vấn miễn phí

0914.851.551

Cơ sở y tế

Chất lượng cao

Tư vấn miễn phí

0914.851.851

Bệnh viêm quanh móng

  1. Viêm quanh móng cấp tính

Viêm quanh móng là nhiễm trùng mô quanh móng. Viêm quanh móng cấp tính gây ra đỏ, ấm, và đau dọc theo rìa móng. Chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Điều trị bằng kháng sinh chống tụ cầu vàng và thoát mủ.

Viêm quanh móng thường là cấp tính, nhưng trường hợp mãn tính có thể xảy ra. Trong viêm quanh móng cấp tính, các sinh vật gây bệnh thường là Staphylococcus aureus hoặc streptococci và ít gặp hơn, Pseudomonas hoặc là Proteus spp. Các sinh vật xâm nhập qua lớp thượng bì bị phá vỡ như xước măng rô, chấn thương nếp gấp móng, mất lớp biểu bì hoặc kích ứng mãn tính (ví dụ như nước và chất tẩy rửa). Người bệnh bị nhiễm trùng khi cắn hoặc mút các ngón tay. Ở ngón chân, nhiễm trùng thường bắt đầu ở móng chọc thịt.

Các thuốc điều trị mới, như chất ức chế thụ thể thụ thể phát triển của thượng bì (EGFR), điều trị ức chế biểu hiện protein của rapamycin (mTOR), và ít phổ biến hơn là ức chế gen BRAF, có thể gây viêm quanh móng cùng với các thay đổi ở da khác. Cơ chế này chưa được hiểu hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp dường như do thuốc gây ra, chẳng hạn như thông qua sự thay đổi trong chuyển hóa acid retinoic, chứ không phải do nhiễm trùng thứ phát.

Ở bệnh nhân tiểu đường và những người có bệnh mạch ngoại biên, viêm quanh móng ở ngón chân có thể đe dọa đến chi.

Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể

Viêm quanh móng phát triển dọc theo bờ móng ( bờ bên và / hoặc gần gần), qua hàng giờ tới nhiều ngày với biểu hiện đau, nóng, đỏ và sưng. Mủ thường phát triển dọc theo bờ móng và đôi khi bên dưới móng. Nhiễm trùng có thể lan đến mô mềm ở đầu ngón tay, gây ra chín mé. Hiếm khi, nhiễm trùng thâm nhập sâu vào ngón tay, đôi khi gây viêm gân gấp nhiễm trùng.

                                                Viêm quanh móng cấp tính trên ngón tay

Chẩn đoán

Chẩn đoán bằng lâm sàng. Một số tình trạng da có thể gây ra những thay đổi tương tự như viêm quanh móng và cần được xem xét, đặc biệt khi điều trị ban đầu không có hiệu quả. Những tình trạng này bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy , bệnh nấm móng ở đầu gần, u hạt nhiễm khuẩn ,viêm da mủ hoại thư , và herpetic whitlow .

Điều trị

  • Kháng sinh chống tụ cầu
  • Thoát mủ

Điều trị sớm là băng ấm hoặc ngâm ấm và sử dụng kháng sinh chống tụ cầu (ví dụ, dicloxacillin hoặc cephalexin 250 mg 4 lần/ngày, clindamycin 300mg 4 lần/ngày). Ở những vùng thường có S. aureus kháng methicillin, kháng sinh có hiệu quả chống lại sinh vật này (ví dụ, trimethoprim / sulfamethoxazole) nên được lựa chọn dựa trên kết quả kháng sinh đồ. Ở bệnh nhân tiểu đường và những người khác có bệnh mạch ngoại biên, nên theo dõi các dấu hiệu viêm mô bào hoặc nhiễm trùng nặng hơn (ví dụ như phù hoặc ban đỏ rộng hơn, hạch to, sốt).

Sưng nề mủ hoặc nhìn thấy mủ thì nên chích rạch dẫn lưu

  1. Viêm quanh móng mạn tính

Viêm quanh móng mạn tính là viêm sưng móng thường xuyên hoặc liên tục, thường gặp ở ngón tay.

Viêm quanh móng mạn tính xuất hiện ở những người có bàn tay ướt thường xuyên (ví dụ: rửa bát, nhân viên pha chế, người làm việc nhà), đặc biệt nếu họ bị chàm bàn tay, bị tiểu đường, hoặc bị suy giảm miễn dịch. Candida thường có mặt nhưng vai trò của nó trong nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng; việc loại trừ nấm không phải lúc nào cũng giải quyết tình trạng này. Tình trạng viêm da kích ứng với chủng nấm thứ phát.

Nếp móng đau và đỏ như trong viêm quanh móng cấp tính, nhưng hầu như không bao giờ tích tụ mủ. Thường mất lớp biểu bì và tácc nếp móng ra khỏi bản móng. Sự tách rời này để lại một khoảng trống cho phép xâm nhập các chất kích thích và vi sinh vật. Móng bị biến dạng.

                                      Viêm quanh móng mạn tính của ngón tay thứ hai

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng.

Điều trị

  • Giữ bàn tay khô
  • Corticosteroid hoặc tacrolimus tại chỗ

Điều trị đầu tiên là giữ cho tay khô và hỗ trợ lớp biểu bì tái tạo trong đóng khoảng cách giữa nếp gấp móng và bản móng. Găng tay hoặc kem bảo vệ nên được sử dụng nếu cần thiết phải tiếp xúc với nước. Thuốc tại chỗ có thể có hiệu quả bao gồm corticosteroids và tacrolimus 0.1% (chất ức chế calcineurin). Các thuốc chống nấm chỉ nên bổ sung vào điều trị khi nghi ngờ có các chủng nấm kèm theo. Vùng bị mất biểu bì bôi thymol 3% trong ethanol được dùng vài lần một ngày giúp không gian này khô và không có vi sinh vật. Nếu không có đáp ứng với điều trị và chỉ có 1 móng bị ảnh hưởng thì ung thư biểu mô tế bào vảy nên được xem xét và nên thực hiện xét nghiệm sinh thiết.

 

Cảm nhận

Khách hàng

Đến với Thẩm mỹ viện Dr.Nguyễn, chị Tuyết Nga đã được các bác sĩ thăm khám tình trạng da cụ thể và tư vấn lựa chọn phương pháp trị nám bằng Laser Toning kết hợp công nghệ mesotherapy. Kết quả là chỉ sau 1 liệu trình thực hiện, các đốm nám da xấu xí đã được biến mất mang lại cho chị Tuyết Nga làn da sạch nám, mịn màng tươi sáng đầy sức sống
02/07/2021

"Tôi biết đến TS BS Nguyễn Thế Vỹ qua 1 người giới thiệu, tôi bị bớt bẩm sinh Ota và tôi biết Bs Vỹ là chuyên gia trong lĩnh vực này. Qua 9 buổi điều trị bớt của tôi đã hết hoàn toàn.  Tôi rất hài lòng với kết quả trị liệu, cám ơn Dr.Nguyễn, cám ơn Bs Vỹ, nếu không có Bs Vỹ tôi sẽ phải tự ti với khuôn mặt mình suốt cả cuộc đời."

"Tôi bị nám đã 11 năm, chữa nhiều nơi không khỏi, tìm hiểu trên mạng tôi được biết TS BS Nguyễn Thế Vỹ là chuyên gia 20 năm trong lĩnh vực này nên tôi đã đến gặp BS Vỹ. Sau 8 buổi trị liệu, nám của tôi đã cải thiện > 80%,  tôi vui lắm và thật lòng cám ơn BS Vỹ, cám ơn Dr.Nguyễn rất nhiều, chắc chắn tôi sẽ giới thiệu bạn bè đến với Dr.Nguyễn"

13/07/2021