1. Quá trình hình thành sắc tố da và cơ chế tác dụng của các chất làm trắng da
Cơ chế hình thành sắc tố da
Tế bào sắc tố là tế bào hình cành cây nằm xen kẽ trong lớp tế bào đáy, tỉ lệ khác nhau tùy từng vùng cơ thể. Thông thường, 1 tổ hợp gồm 1 tế bào sắc tố và khoảng 10 tế bào đáy được gọi là 1 đơn vị sắc tố.
Cơ chế tác dụng của các chất làm sáng da
- Giảm sản xuất các melanin.
- Ngăn chặn quá trình vận chuyển của melanosome vào các keratinocyte.
- Tăng thải loại bằng cách bạt sừng, tăng chu trình tế bào.
2. Phân loại kem trắng da
2.1. Theo cơ chế tác dụng
2.1.1 Nhóm các chất tác động lên hoạt động của enzyme Tyrosinase và những enzyme tham gia vào quá trình sinh tổng hợp Melanine
STT | Tên hoạt chất | Nguồn gốc | Cơ chế | Bào chế | Tác dụng phụ |
1 | Hydroquinon (HQ) | · Tổng hợp
· Tự nhiên có nhiều trong lùa mì, trà, quả mọng, bia, cà phê. |
ü Kết hợp histidine or phân tử đồng tại vị trí hoạt động của enzyme.
ü Tạo các phân tử oxy, phá hủy màng Lipid và Protein của Tyrosinase(TA). |
v 2% (mỹ phẩm, không cần kê đơn).
v 4% (dược phẩm, kê đơn). v Có thể 10%
|
– Kích ứng, châm chích.
– VDTX. – PIH. – Ochorosis ngoại sinh. |
2 | Resorcinol | · M-hydroquinon
· Tự nhiên |
ü Thường được sử dụng trong mỹ phẩm ở các quốc gia cấm hydroquionon tự do | v | |
2 | Arbutin và deoxyarbutin | · Dẫn xuất HQ, nguồn gốc TV.
· Dạng tổng hợp có hoạt lực mạnh hơn nguồn gốc tự nhiên. |
ü Cạnh tranh và đảo ngược sự gắn kết TA, không gây độc TA.
ü Ngăn trưởng thành Melanosome(MS). ü Ức chế hoạt động DHCIA polymerase. |
v 3% | Ít TDP hơn HQ. |
3 | Mequinol | · Chất chuyển hóa của HQ | ü Được chuyển hóa bởi Tyrosinase thành quinon độc với Melanocyte(MC). | v 2%, thường phối hợp với tretinoin 0,01%
v Chủ yếu NC đtrị lentigo |
|
4 | N-Acety-4-S Cysteaminylphenol (NCAP) | · Tổng hợp | ü Cấu trúc tương tự Tyrosin, cạnh tranh làm giảm số lượng MC và MS vận chuyển tới keratinocyte (KC). | v | Ít gây kích ứng và ổn định hơn HQ |
5 | Acid Kojic | · Tự nhiên | ü Tạo phức với phân tử Cu.
ü Giảm tạo DHICA từ dopachrom |
v 2-4% | – Quá mẫn.
– VDTX. – Ban đỏ. |
6 | Acid Azelaic | · Tự nhiên, nấm Pityrosporum ovale | ü Ức chế TA | v 20%
v Hiệu quả hơn HQ 2%
|
– Ngứa, bỏng rát
– Đỏ da, bong vảy |
7 | Acid Gentisic | · Tự nhiên | ü Tiền chất của HQ | Ít gây độc hơn HQ | |
8 | Những hợp chất tương tự Flavonoid | · Tự nhiên (Aloesin, hydroxystilen, dẫn xuất cam thảo)
· Các polyphenol |
ü Ức chế TA | Ít gây độc hơn HQ | |
9 | Glutathion | · Chất sẵn ĐV có vú | ü Ngăn chặn TA trưởng thành và di chuyển đến MC. | v Thường ít dùng dạng bôi, dạng phổ biến là tiêm or truyền TM. | |
10 | Chất chống OXH và các tác nhân OXH-K | · VitC, E,… nguồn gốc tự nhiên. | ü Hạn chế gốc tự do.
ü Ngăn chặn tín hiệu thứ 2 kích thích tổng hợp Melanine ü Tương tác nguyên tử Cu |
v VitC dễ bị oxy hóa nên thường được bào chế dạng ester hóa, thường 5-10%.
v VitE thường được bào chế dưới 5%. |
Ít gặp |
2. 1.2 Nhóm cản trở sự di chuyển của melanosome
Như vậy, muốn cắt đứt quá trình vận chuyển của melanosome đến keratinocyte có 2 hướng tác động như sau:
- Cắt đứt các tua gai.
- Cắt/giảm quá trình thực bào melanosomes của các keratinocytes
a, Centaureidin và Methylophiopogonanon B (MOPB)
Tác động vào sự hình thành và lan tỏa các đuôi gai, bước đầu tiên trong quá trình vận chuyển malanosome đến các keratinocyte. Việc hình thành đuôi gai chịu sự tác động của một số GTPase (Rho, Rac,…) còn sự lan tỏa được quyết định bởi các siêu sợi actin và các vi ống. Trong đó, centareidin tác động kích hoạt Rho. Còn MOPB vứa kích hoạt Rho, vừa gây xáo trộn và thoái hóa các vi ống.
b, Niacinamid
Là dạng có hoạt tính của Vitamin B3, tác động lên sự tương tác giữa melanocyte và keratinocyte, điều chỉnh PAR-2 (protease activated receptor), làm giảm quá trình vận chuyển của melanosome. (PAR-2 là 1 receptor xuyên màng, có ở màng tế bào keratinocyte, tác động trực tiếp lên quá trình thực bào melanosome của keratinocyte).
c, Một số chất ức chế PAR-2
Các chất này ức chế PAR-2 làm cho quá trình thực bào melanosome của các tế bào sừng bị giảm, tích tụ các melanosome, từ đó mà ức chế quá trình sản xuất.
Một số chất trong nhóm: RWJ-50303, đậu nành, lectin, neoglycoprotein.
2. 1.3 Nhóm các chất làm tăng chu trình tế bào
Đó là những chất có khả năng phân tán melanin, thúc đẩy tăng chu trình tế bào, làm sáng da.
- Alpha hydroxyl acid (AHA): Là nhóm các acid hữu cơ (trong hoa quả, đường và sữa) có khả năng thúc đẩy sự bong tróc của thượng bì, phân tán melanin, làm sáng da. Tuy nhiên, tác dụng tẩy tế bào chết chỉ tồn tại thời gian ngắn, và rất dễ bị trung hòa trở lại. Ở nồng độ cao, AHA thậm chí còn có tác dụng ức chế trực tiếp tyrosinase.
Một số đại diện của AHA: Acid glycolic, acid malic, acid tatric,…
- Beta hydroxyl acid (BHA): Đại diện là acid salicylic tác động lên sự phát triển và biệt hóa các tế bào sừng, có tác dụng “ăn mòn”, hòa tan các khung liên kết giữa các tế bào sừng, bạt sừng.
- Các acid béo không no: acid oleic, linoleic,… kích thích chu trình thay tế bào và tăng phân hủy sắc tố melanin ở lớp thượng bì. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm giảm hoạt động của các tyrosinase.
2. 1.4 Retinoid (VitaminA)
– Là các sản phẩm tự nhiên hoặc tổng hợp của Vitamin A, có 3 dạng: retinol (gốc rượu), retinal (gốc aldehyd) và retinoic acid (gốc acid). Gồm 3 thế hệ:
- Thế hệ 1: Retinol, retinal, Tretinoin (bôi), isotretinoin (uống).
- Thế hệ 2: Etretinate và chất chuyển hoa acitretin.
- Thế hệ 3: Adapalene và tazarotene dùng ngoài da, bexarotene, alitretinoin.
– Cơ chế tác động vào sắc tố da: Làm gián đoạn vận chuyển hạt sắc tố melanin sang tế bào sừng.
– Các tác dụng khác:
- Tăng tổng hợp collagen và glycoaminglycans.
- Ức chế thoái giáng collagen.
- Tăng sinh mạch máu.
- Tăng phân chia, biệt hóa tế bào thượng bì.
- Tiêu sừng, làm mỏng lớp sừng.
- Tăng hoạt tính transglutaminase, tăng tổng hợp involucrin, fillagrin nhưng không làm cải thiện lipid da.
- Thúc đẩy sự lành vết thương.
- Ức chế sự sản sinh, biệt hóa, bài tiết của tế bào tuyến bã nhờn.
- Kháng viêm.
- Ức chế hoạt tính tyrosinase.
- Giảm tổng hợp melanin.
- Ức chế sự vận chuyển melanosome vào tế bào sừng.
– Thận trọng:
+ Không nên dùng khi da đang bị kích ứng.
+ Có thể gặp tình trạng viêm da do tretinoin trong 1-2 tuần đầu sử dụng, hoạt chất cũng có thể gây khô da, tăng nhạy cảm với ánh nắng. Vì vậy, dùng phối hợp cùng kem chống nắng là bắt buộc, và dưỡng ẩm là cần thiết.
+ Không có chống chỉ định đường bôi đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
2. 1.5 Một số chất khác
- Corticosteroid:
– Chống viêm cà ức chế melanocyte thông qua ức chế tổng hợp các chất trung gian.
– Gồm có: Hydrocortisone, dexamethasone, fluocinolone, triamcinolone,…
– Chỉ sử dụng trong dạng phối hợp với hydroquinone và tretinoin.
– Chỉ sử dụng khi có sự chỉ định và dưới sự giám sát của thầy thuốc.
- Tranexamic acid
– Được sử dụng như thuốc chống tiêu sợi huyết, điều trị và dự phòng mất máu do chấn thương, phẫu thuật,…
– Thường dùng trong điều trị rám má, có thể dùng dạng bôi hoặc dạng uống nồng độ 2-5%
– Có thể đơn trị hoặc phối hợp với laser. Đơn trị thường mang lại hiệu quả không cao.
– Tác dụng phụ: Viêm da tiếp xúc dị ứng.
2.2 Phân theo thời điểm sử dụng kem
– Kem dưỡng ban ngày thường bổ sung thành phần chống nắng, và cũng ít sử dụng hoạt chất nhóm làm tăng chu trình tế bào mà hay sử dụng nhóm chống oxy hóa và các gốc tự do.
– Kem dưỡng ban đêm: không có chống nắng nhưng thường thêm thành phần dưỡng ẩm hoặc chống lão hóa, hay sử dụng hoạt chất nhóm làm tăng chu trình tế bào.
2.3 Theo phân nhóm dược phẩm (drug)– mỹ phẩm (cosmetic)
– Mỹ phẩm là các sản phẩm không cần kê toa của bác sỹ.
– Dược phẩm là các sản phẩm sử dụng trong điều trị, phải có hướng dẫn từ bác sỹ chuyên khoa. Kem dưỡng thuộc nhóm mỹ phẩm. Tuy nhiên, cùng hoạt chất nhưng nồng độ khác nhau sẽ thuộc nhóm khác nhau.
VD: Hydroquinon có thể được bào chế trong các sản phẩm mỹ phẩm với nồng độ không quá 2%, nồng độ từ 4% trở lên phải có hướng dẫn kê đơn từ bác sỹ.
Các sản phẩm bôi chứa retinoic nồng độ < 0,01% là mỹ phẩm, > 0,01% là thuốc.
3. Sử dụng
Lựa chọn phù hợp
– Dược chất và hàm lượng phù hợp tình trạng sắc tố da, vùng da bôi kem: Nhóm tăng chu trình tế bào, tái tạo da không dùng cho vùng da mỏng, đang hoặc dễ bị kích ứng.
– Dạng bào chế: dạng lotion dành cho da dầu, dễ bị mụn, mùa hè; dạng cream cho da khô, mùa đông
Luôn luôn dùng kem chống nắng hàng ngày đúng cách.
Phối hợp kem dưỡng ẩm.
Một số lưu ý
– Kem dưỡng trắng sử dụng cải thiện sắc tố da, có thể dùng trong các trường hợp da có tăng sắc tố (nám, sạm da, tăng sắc tố sau viêm,…), không/ rất ít cải thiện trong các bệnh lý sắc tố bẩm sinh/di truyền (các loại bớt sắc tố, tàn nhang,…).
– Không nên sử dụng khi da đang dị ứng/kích ứng.
– Hầu hết các hoạt chất không có chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.
– Khi bị kích ứng da, nên đánh giá tình trạng kích ứng, nếu tình trạng nhẹ, vẫn có thể tiếp tục dùng sản phẩm. Nhưng nên:
- Ngừng sản phẩm trong vài ngày đến 1 tuần để da hết kích ứng. Bôi các sản phẩm dưỡng ẩm, dịu da, giảm kích ứng, steroid (nếu cần).
- Bắt đầu dùng lại sản phẩm từ từ: Rửa mặt bằng nước sạch sau khi dùng sản phẩm 30 phút, bôi cách 1-2 ngày/ lần trong 1-2 tuần, sau đó duy trì hàng ngày và lưu sản phẩm qua đêm.